Một số loại gel bôi trĩ an toàn cho bà bầu hiện nay

0
473
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu

Tại sao bà bầu hay bị trĩ? Nguyên nhân là gì?

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu

Trĩ khi mang thai thì sẽ như nào? Đó là tình trạng mạch máu ở hậu môn và trực tràng bị sưng lên do liên tục chịu áp lực hoặc dây thần kinh ở hậu môn bị chèn ép quá mức gây ra tình trạng đau rát, chảy máu khi đi đại tiện.

Nguyên nhân gì khiến bà bầu hay bị trĩ:

Áp lực từ tử cung:  Khi mẹ mang thai, theo thời gian thai nhi lớn dần thì tử cung của mẹ cũng vậy. Điều này gây áp lực lên các tĩnh mạch mạnh gần vùng xương chậu, hậu môn và trực tràng, gây sưng, đau và khó chịu.

Tăng Progesterone: Khi mang thai, nồng độ Progesterone tăng nhanh khiến thành mạch máu dễ bị sưng tấy và nhu động ruột chậm hơn. Đây là một yếu tố nguy cơ gây táo bón khi mang thai.

Táo bón: Phụ nữ mang thai có thể bị táo bón mãn tính do thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến tiêu hóa. Trung bình cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có 4 người bị táo bón. Rặn khi đại tiện do táo bón mãn tính có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung: Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng dùng trong thời kỳ mang thai có thể có tác dụng phụ là táo bón, một yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ.

Những thời điểm khi mang thai dễ bị trĩ

3 tháng cuối: Đây là thời điểm dễ bị trĩ nhất, là giai đoạn mà rất rất chị em mắc phải trĩ. Do lúc này tử cung đã được mở rộng tạo áp lực lên tĩnh mạch, làm sưng mạch ở vùng hậu môn và hình thành búi trĩ. 

3 tháng giữa: Ở giai đoạn này, thai nhi có những sự phát triển nhất định. Chính vì thế mà thai nhi có thể gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn. Trong giai đoạn này, thai phụ vẫn có nguy cơ mắc táo bón do chế độ ăn không đủ chất xơ hoặc không uống đủ nước nên có thể dẫn đến trĩ.

3 tháng đầu: Lúc này thì cơ thể người mẹ vẫn chưa có quá nhiều thay đổi nên tỷ lệ mắc trĩ ở giai đoạn này cũng ít hơn so với 2 giai đoạn trên. Tuy nhiên các mẹ vẫn nên ăn đủ dinh dưỡng, đủ chất xơ và uống đủ nước.

Một số triệu chứng khi bị trĩ

Chảy máu khi đi đại tiện: Khi đi đại tiện sẽ thấy có máu tươi kèm theo, máu không lẫn với phân mà chảy ra ngoài cùng với phân. Bệnh độ 1, lượng máu ít và không nhiều nên người bệnh chủ quan không muốn đi khám. Khi tình trạng nặng, máu có thể chảy nhiều, gây đau nhiều hơn.

Ngứa hậu môn: Nếu bệnh phát triển sang độ 2, độ 3, độ 4 thì dấu hiệu ngứa ngáy sẽ tăng lên và rõ rệt hơn.

Cảm giác đi tiểu không dứt: Phụ nữ mang thai thường có cảm giác đi tiểu không dứt, hậu môn có cảm giác nặng nề, đau rát, đó là do bệnh trĩ.

Đau và sưng xung quanh hậu môn: Bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn khiến máu tụ lại và kết thành từng đám. Nếu bạn bị bệnh trĩ, hậu môn thường sưng lên sau khi đi cầu.

Sa búi trĩ: Triệu chứng này có thể là do trĩ nội hay trĩ ngoại, tùy theo mức độ nặng mà kích thước của sa búi trĩ lớn hay nhỏ. Nếu búi trĩ càng to và quanh rìa hậu môn càng nhiều, chứng tỏ bà bầu bị trĩ nặng, cần được chữa trị sớm.

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu

Một số biện pháp phòng ngừa trĩ khi mang thai

Phòng ngừa táo bón

Ăn nhiều chất xơ cho cơ thể từ nhiều nguồn như: Trái cây (lê, bơ, quả mọng nước,…), rau xanh (rau cải, bông cải xanh,…), các loại ngũ cốc nguyên hạt (bỏng ngô, yến mạch, gạo lứt), các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng), hạt các loại (hạt óc chó, hạt hạnh nhân,…).

Uống nhiều nước: Với mẹ bầu, lượng nước uống hàng ngày được khuyến cáo là 3 lit.

Hạn chế nhịn đi đại tiện quá lâu: Đây cũng là nguyên nhân gây ra táo bón và trĩ ở phụ nữ mang thai.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, nên thường xuyên đi lại vận động sau khi ngồi hoặc đứng quá dài để giảm áp lực cho tĩnh mạch hậu môn.

Nằm nghiêng một bên cũng có tác dụng giảm áp lực gây ra cho các tĩnh mạch trực tràng.

Sử dụng thuốc nhuận tràng: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc có thể sử dụng khi mang thai cũng như liều lượng. Chỉ nên dùng thuốc nhuận tràng nếu các biện pháp kiểm soát trên không hiệu quả, mẹ bầu vẫn thường xuyên bị táo bón.

Tập thể dục

Phụ nữ mang thai không nên ngồi hoặc nằm quá nhiều, nhất là những tháng cuối thai kỳ thì nên đi bộ nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt, bài tập Kegel có tác dụng tăng lưu thông máu, cải thiện tiêu hóa cũng rất tốt để phòng ngừa và kiểm soát bệnh trĩ.

Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh trĩ khi mang thai rất hạn chế, vì thế mẹ bầu nên ưu tiên chăm sóc, phòng ngừa bệnh. Nếu triệu chứng nặng, gây đau đớn và không thể kiểm soát, phụ nữ mang thai cũng không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, phải có chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến thai nhi.

Bài tập Kegel giúp co trĩ cho phụ nữ mang thai

– Bước thứ nhất: Nín tiểu

Bạn hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng, Động tác này tương tự như bạn đang cố gắng nhịn tiểu, hoặc đang đi tiểu thì nín lại giữa chừng.

Liên tục áp dụng phương pháp này, nữ giới không chỉ phòng tránh được bệnh trĩ, mà còn có tác dụng co và se khít âm đạo.

Lưu ý: Bài tập kegel này không vận động cơ bụng, chân, lưng và mông. Chính vì vậy, nếu trong quá trình tập luyện mà bạn thấy bụng của mình phập phồng, hoặc đau mỏi cơ bụng, cơ chân, lưng, mông, thì bạn đang luyện tập sai cách.

Ngoài ra, mặc dù bài tập này khá giống với việc bạn nín tiểu. Nhưng không vì thế mà bạn áp dụng nó ngay khi đi tiểu, vì có thể gây ra rối loạn tiểu tiện và nguy hại đến chức năng của thận.

– Bước thứ hai: Tập với các ngón tay

Rửa sạch tay của bạn, sau đó luồn chúng vào âm đạo và cố gắng co thắt âm đạo để kẹp lấy ngón tay, sau đó thả lỏng. Liên tục áp dụng cách này nhiều lần trong ngày, bạn sẽ cảm thấy âm đạo được co lại và se khít.

Lưu ý: Âm đạo của nữ giới đặc biệt nhạy cảm, chính vì vậy, bên cạnh việc bạn phải rửa tay sạch sẽ trước khi tập luyện, thì nữ giới tuyệt đối không được để móng tay. Vì điều này sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng tại âm đạo.

– Bước ba: co thắt âm đạo

Cố hết sức co thắt âm đạo, sau đó thả lỏng và lặp lại quá trình trên.

Nữ giới cần cố gắng co thắt âm đạo càng lâu, càng tốt.

Bài tập này giúp nữ giới điều chỉnh được các cơ nhóm xương chậu và se khít vùng kín cực kỳ hiệu quả.

– Bước bốn: lặp lại nhiều lần

Tiến hành co thắt cơ âm đạo trong vòng 3 giây, sau đó thả lỏng và lặp lại liên tục khoảng 10 lần.

Tưởng tượng bạn đang sử dụng âm đạo để hút một vật gì đó vào bên trong, giữ nó trong vòng 3 giây, rồi thả lỏng và cố gắng đẩy nó ra khỏi âm đạo. Liên tục lặp lại chu trình này khoảng 10 lần. Nữ giới sẽ cảm nhận rõ hiệu quả mà mình đạt được.

Theo các chuyên gia, bạn có thể tập kegel trong rất nhiều tư thế khác nhau như: Nằm nghỉ ngơi, lúc ngồi…

Liên tục áp dụng bài tập này, cơ xương chậu của bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, mạch máu tại hậu môn lưu thông dễ dàng. Từ đó, các búi trĩ co và se lại nhanh chóng.

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin từ rau xanh, trái cây tươi ngon ngọt. Dùng các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt; các loại đậu như đậu xanh, đậu nành và một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó,…

Cung cấp đủ nước cho cơ thể: bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đủ cho cả mẹ và con. Bà bầu cũng nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. 

Nếu ăn nhiều thuốc nhuận tràng như rau đay, tầm ma, rau răm… thì đại tiện dễ hơn. 

Để giảm sưng đau do bệnh trĩ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có tính mát như ngó sen, dưa leo, khổ qua. 

Các loại trái cây như chuối, táo, bưởi cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu, thúc đẩy nhu động ruột và cung cấp nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe. Tránh ăn đồ cay, béo, đồ ăn nhanh vì sẽ làm búi trĩ sưng to và đau  hơn. 

Không nên ăn nhiều chất béo, vì có thể làm tăng cân, tạo áp lực lên trực tràng và hậu môn, khiến bệnh trĩ nặng hơn. 

Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn, ga và cafein như nước ngọt, bia và cà phê.

Một số thuốc bôi trĩ có thể sử dụng được cho bà bầu

Proctolog – Loại thuốc bôi trĩ cho bà bầu của Pháp

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Proctolog
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Proctolog

Thuốc Proctolog là nhãn hiệu của Pháp và được bào chế dưới dạng kem bôi và thuốc đạn, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có thể sử dụng một trong hai dạng bào chế để điều trị bệnh trĩ. Trong số các loại kem bôi, Proctolog được làm từ trimebutine và Ruscogénines và được dùng để giảm ngứa, đau và nứt hậu môn, đặc biệt trong trường hợp cắt trĩ. Ngoài ra, thuốc Proctolog giúp co thắt các tĩnh mạch ở hậu môn, tạo thành lớp màng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn có hại.

Hemopropin- Giải pháp cho mẹ bầu khi bị trĩ

Thuốc Hemopropin là  thương hiệu đến từ Mỹ, thuốc được sản xuất dưới dạng kem bôi, tuýp 65ml và 100ml.Trong thuốc Hemopropin có  các thành phần như: chiết xuất ong caramel, bơ hạt mỡ, tinh dầu bạc hà, menthol, nho dầu hạt mã đề, hạt dẻ ngựa, lô hội,…

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Hemopropin
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Hemopropin

Hemopropin thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương ở hậu môn, cầm máu, giảm ngứa hậu môn, hỗ trợ làm giảm tình trạng trĩ,… Ngoài ra, thuốc  còn có tác dụng kháng viêm, sát trùng, phòng bệnh rất hiệu quả. da, ngăn ngừa đau rát ở hậu môn, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây nên như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài ra máu, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào ở niêm mạc hậu môn, chống nhiễm khuẩn hậu môn.

Khi sử dụng loại sản phẩm này cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm và lau khô.

Bạn đọc có thể tìm mua thuốc cầm máu tại các hiệu thuốc tân dược, cơ sở khám chữa bệnh với giá tham khảo. Lọ tham khảo có giá trên thị trường hiện nay là 260.000VNĐ/ tuýp 20g

Thuốc bôi Titanoreine chữa bệnh trĩ cho bà bầu

Thuốc bôi trĩ Titanoreine được sản xuất và bào chế tại Pháp, thành phần mỗi ống bao gồm: titan dioxyd, Carraghénates, Lidocain, Zn oxyd, ngoài ra thuốc còn chứa các tá dược khác như: Phenoxy, polyethylene glycol palmitate, Dimethicone, propylene glycol, cellulose vi tinh thể, Butylparaben, Propylene Glycol,…

Các thành phần có công dụng làm giảm nhanh các tổn thưởng vùng hậu môn, giảm đau nhờ khả năng gây tê, giảm sưng viêm, tránh nhiễm trùng.

Cải thiện các triệu chứng thường gặp ở cơn trĩ cấp, từ đó người bệnh cũng có thể dễ dàng đi đại tiện.

Đặc biệt thuốc đã được kiểm nghiệm an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú, hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh trĩ.

Nếu bạn muốn lựa chọn một loại thuốc điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì Titanoreine chính là gợi ý dành cho bạn. Bạn đọc có thể tìm mua tại các hiệu thuốc với giá tham khảo từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng (tuýp 100ml).

Gel bôi trĩ CotriPro Gel dành cho bà bầu

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu CotriPro Gel
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu CotriPro Gel

Gel bôi CotriPro Gel có xuất xứ từ Việt Nam, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trĩ, kháng khuẩn chống viêm hiệu quả. Hơn hết còn giảm đau rát, sưng tấy vùng hậu môn, làm co búi trĩ và giúp hậu môn về lại vị trí ban đầu. Gel bôi này có thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên nên vô cùng an toàn cho bà bầu khi sử dụng.

Nên sử dụng gel bôi trĩ này hai lần một ngày để mang lại hiệu quả. Trước khi sử dụng, nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây viêm nhiễm.

CotriPro Gel giúp làm săn se và làm mát niêm mạc da, dịu da và giảm cơn đau rát sau 3-5 ngày, làm co và giảm kích thước búi trĩ. Đây cũng là 1 trong số hiếm hoi các sản phẩm điều trị bệnh trĩ sử dụng an toàn cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.

Kem bôi trĩ chữ M Borraginol của Nhật dòng dành riêng cho bà bầu

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Borraginol M
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Borraginol M

Kem trĩ chữ M có hai loại chính là màu vàng cho người bình thường và dòng màu xanh dành riêng cho bà bầu và phụ nữ cho con bú.

Với tuýp màu xanh sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh trĩ nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các mẹ bầu. trong sản phẩm này có chứa các thành phần như Hoạt chất Lidocain, Glycyrrhetinic acid, Vitamin E Acetate, Allantoin,…

Các thành phần này hòa quyện mang lại tác dụng giúp đẩy lùi cảm giác đau rát, ngứa ngáy và khó chịu cho người bị trĩ. Ngoài ra cũng hỗ trợ tốt giúp làm mềm búi trĩ, khiến các búi trĩ co lại một cách tự nhiên. 

Mosinhco- Thành phần thảo dược an toàn cho bà bầu bị trĩ

Mosinhco là loại kem bôi trĩ là một sản phẩm trong nước được sản xuất bởi Viện Y học Cổ truyền Quân đội. Có hình dạng giống với tuýp thuốc mỡ, mỡ sinh cơ làm giảm tình trạng viêm đỏ, sưng tấy hậu môn khi bị trĩ.

Bên cạnh đó, cũng chống ngứa và làm lành các tổn thương, vết nứt và mụn nhọt vùng hậu môn. Sản phẩm này được chứng minh an toàn cho bầu tuy nhiên các chị em vẫn nên liên hệ với các bác sĩ trước khi sử dụng. 

Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Mosinhco
Gel bôi trĩ dành cho bà bầu Mosinhco

Mỗi lần sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau đó thoa một lượng kem vừa đủ. Có thể sử dụng từ 2-3 lần/ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Hiện nay Mosinhco trên thị trường với mức giá dao động từ 90000-100000 VNĐ cho 1 tuýp 20 gam. Bạn đọc có thể tìm mua trên trang web của trixbye.vn hoặc tìm mua trực tiếp tại các quầy thuốc, nhà thuốc trên toàn quốc.

Cách bôi trĩ cho bà bầu

Các loại thuốc trên đều lành tính và an toàn cho bà bầu khi sử dụng. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên biết cách dùng để mang lại hiệu quả tuyệt đối của các loại kem bôi trĩ này. Cụ thể cách dùng như sau:

Rửa sạch tay bằng xà phòng kháng khuẩn hoặc sử dụng găng tay y tế.

Nên sử dụng nước ấm hoặc nước muối pha loãng để vệ sinh vùng hậu môn. Sau đó sử dụng khăn lau mềm lau khô.

Thứ ba, tiếp theo nên bóp nhẹ và lấy một lượng kem vừa đủ bôi lên vùng hậu môn nhẹ nhàng. Nên nằm yên thư giãn khoảng 15 phút để giúp thuốc thẩm thấu sâu vào bên trong.

Lưu ý:

  • Không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
  • Cần mua đúng sản phẩm của nhà sản xuất, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng.
  • Nên sử dụng 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt.
  • Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cần ngưng sử dụng và trao đổi với các bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Kết hợp điều trị với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp cải thiện bệnh trĩ tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

Dược sĩ Lưu Anh( cập nhật ngày 29/12/2022), 10 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Và An Toàn Nhất Hiện Nay, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Truy cập ngày 07/02/2023.

Tác giả: Italo Corsale, Paolo Carrieri,  Jacopo Martellucci (Ngày đăng: Ngày 22 tháng 6 năm 2018). Flavonoid mixture (diosmin, troxerutin, rutin, hesperidin, quercetin) in the treatment of I-III degree hemorroidal disease: a double-blind multicenter prospective comparative study, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây