Thuốc Tomoko trị bệnh trĩ có tốt không, Cách sử dụng, Giá bao nhiêu?

2
780
Tomoko
Tomoko

Từ xưa đến nay, bệnh trĩ – hay còn gọi là bệnh “lòi dom” được biết đến là ít gây nguy hiểm nhưng gây ra cảm giác đau cũng như khó chịu rất nhiều cho người bị mắc. Trong bài viết này, Trixbye.vn xin gửi tới độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về thuốc Tomoko.

Thuốc Tomoko là thuốc gì?

Thuốc Tomoko là thuốc có tác dụng giảm bớt tình trạng đau rát cũng như khó chịu, đẩy nhanh quá trình lành các vết thương và các búi trĩ được tiêu trừ.

Trĩ xảy ra do sự dãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cho người mắc cảm thấy đau rát, khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

  • Có thể do tình trạng ngồi quá lâu, nhất là đối với những người làm việc tri thức hoặc văn phòng, tình trạng ngồi quá lâu không vận động có thể tăng nguy cơ gây bệnh trĩ.
  • Chế độ ăn uống không khoa học cùng với việc uống ít nước cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Hình ảnh hộp Tomoko
Hình ảnh hộp Tomoko

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex.

Thuốc Tomoko được lưu hành tại Việt Nam với số đăng ký là VD-25841-16.

Thành phần chính và hàm lượng:

  • Hoàng cầm có hàm lượng 500mg
  • Chỉ xác có hàm lượng 500mg
  • Địa du có hàm lượng 500mg
  • Phòng phong có hàm lượng 500mg
  • Đương quy có hàm lượng 500mg
  • Hòe giác có hàm lượng 1000mg
  • Ngoài ra thuốc còn có nước và các tá dược khác vừa đủ một viên

Dạng bào chế: Viên nang cứng và đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên nang cứng.

Thành phần thuốc Tomoko có tác dụng gì?

Tác dụng của hoàng cầm: Có tên khoa học là Scutellaria baicalensis, Thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae). Là cây thuốc quý, thân thảo, sống lâu năm, chỉ cao khoảng 30 đến 40cm, phần rễ phình to thành củ, lá mọc đối, nguyên hình mũi mác, hoa mọc thành dạng bông ở đầu cành màu tím, bộ phận thường được dùng làm thuốc là rễ củ. Hoàng cầm từ lâu đã được biết đến tác dụng sát khuẩn hiệu quả, những vết thương hay chảy máu dùng hoàng cầm sẽ giúp vết thương mau lành và không bị bội nhiễm. Hiện nay hoàng cầm còn được dùng với tác dụng trị táo bón rất tốt, từ đó giúp giảm cảm giác đau rát cho bệnh nhân bị trĩ mỗi khi đại tiện.

Tác dụng của chỉ xác: Là quả của cây chanh, có tên khoa học là Fructus citri, thuộc họ Cam (Rutaceae). Chanh thuộc dạng cây bụi, sống lâu năm, có thể có gai, lá hình trái xoan bóng nhẵn, cụm hoa mọc ở kẽ lá, quả hình tròn, cả lá và quả đều chứa nhiều tinh dầu mùi thơm. Quả chanh được sấy khô và được gọi là chỉ xác, có tác dụng chữa ho hiệu quả. Đặc biệt chỉ xác cũng có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa được hiệu quả, giảm tình trạng táo bón cũng như khó đại tiện.

Tác dụng của địa du: Còn được gọi là toan giả, ngọc xị, có tên khoa học là Sanguisorba officinalis, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc ở các vùng rừng núi chiều cao từ 60 đến 90 cm, Lá có cuống dài, nhiều đôi lá chét, mép lá có răng cưa thưa, hoa có màu tím, bộ phận dùng làm thuốc là phần gốc và rễ. Địa du có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng điều trị cho bệnh nhân có các triệu chứng đi ngoài ra máu, trĩ ra máu, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình lành các vết thương do trĩ.

Thuốc Tomoko có nguồn gốc từ thảo dược
Thuốc Tomoko có nguồn gốc từ thảo dược

Tác dụng của phòng phong: Còn có tên gọi là bình phong, tên khoa học là Ledebouriella seseloides, thuộc họ Cần (Apiaceae), cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao từ 30 đến 80 cm, lá có cuống dài, , lá kép 2-3 lần xẻ lông chim, hoa có màu trắng, quả kép . Bộ phận dùng làm thuốc là rễ. Phòng phong có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó phòng phòng cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả, giảm đau rát cũng như khó chịu gây ra bởi các búi trĩ.

Tác dụng của đương quy: tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Cần (Apiaceae) là loại cây nhỏ, sống lâu năm, chiều cao từ 50 đến 80cm, thân có các rãnh màu tím. Lá mọc so le, cuống lá dài, mép có khía răng cưa, hoa màu trắng, quả bế màu tím nhạt và nhiều hạt. Đương quy hiện vẫn phải nhập từ Trung Quốc vì đương quy Trung Quốc chất lượng ổn định hơn, bộ phận dùng là rễ củ. Đương quy có tác dụng kháng khuẩn khá hiệu quả, nên có thể dùng cho bệnh nhân bị trĩ, giúp ngăn cản cũng như tiêu diệt sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó đương quy cũng giúp tăng khả năng tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón cũng như khó đại tiện.

Tác dụng của hòe giác: Có tên khoa học là Styphnolobium japonicum, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thân gỗ cao từ 6 đến 8 mét, thân có màu lục nhạt xen kẽ các đốm trắng, Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mặt dưới lá có thể có lông, hoa nhỏ, màu trắng hay hơi vàng, mọc thành chùm ở đầu cành, quả loại màu đen bóng. Hòe được biết với công dụng nổi trội là cầm máu, giúp hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân bị trĩ, giảm tình trạng chảy máu đồng thời cũng giúp các vết thương chóng được lành. Bên cạnh đó hòe cũng giúp tăng khả năng tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón cho bệnh nhân.

Chỉ định

Thuốc Tomoko được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân:

  • Đau rát vùng hậu môn do tình trạng các bó trĩ co rút.
  • Táo bón kéo dài và có nguy cơ phát triển thành trĩ.
  • Trường hợp bệnh nhân thường xuyên đại tiện ra máu cũng có thể sử dụng thuốc Tomoko.

Chống chỉ định

Bệnh nhân không được dùng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai.
  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Cách sử dụng thuốc trị trĩ Tomoko

Liều dùng điều trị cho người bị trĩ: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần uống 2 viên.

Trường hợp bệnh nhân bị táo bón hoặc đại tiện ra máu: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.

Tác dụng phụ của thuốc Tomoko

Thuốc Tomoko được bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên nên ít gây ra các tác dụng phụ hay khó chịu cho người sử dụng, đồng thời cũng chưa có các báo cáo chính xác về các tác dụng không mong muốn gặp phải ở những bệnh nhân sử dụng Tomoko.

Thuốc Tomoko bào chế dưới dạng viên nang cứng
Thuốc Tomoko bào chế dưới dạng viên nang cứng

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tomoko

Trong quá trình sử dụng thuốc Tomoko, bệnh nhân cần chú ý một số điều như sau:

  • Bệnh nhân cần tuân thủ theo liều cũng như cách sử dụng mà bác sĩ đã chỉ định để đem lại hiệu quả nhất. Việc sử dụng quá liều đã được chỉ định có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
  • Bệnh nhân nên uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh đồng thời cũng tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng,… để tránh gặp phải táo bón gây nặng thêm tình trạng của bệnh.
  • Bảo quản thuốc nơi thoáng mát, tránh độ ẩm, ánh sáng trực tiếp và để xa tầm tay của trẻ em.

Tương tác thuốc

Thuốc Tomoko hiện nay vẫn chưa thấy các báo cáo liên quan đến các tương tác có hại khi dùng cùng với các thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác. Tuy nhiên bạn vẫn nên thông báo với bác sĩ các thuốc mà mình đang sử dụng để có được hướng điều trị phù hợp nhất.

Thuốc Tomoko giá bao nhiêu?

Thuốc Tomoko có giá khoảng 200.000 đến 250.000 VNĐ một hộp 3 vỉ × 10 viên. Tùy từng nhà thuốc giá cả có thể chênh lệch nhưng không đáng kể.

Thuốc Tomoko có thể mua ở đâu tại Hà Nội, TPHCM?

Hiện nay Tomoko đã được bán tại nhiều nhà thuốc và hiệu thuốc, độc giả có thể đến các nhà thuốc để mua, tuy nhiên cần kiểm tra kỹ các thông tin để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Xem thêm:

Thuốc trĩ Antika có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc chữa bệnh trĩ Tricofi: Có tốt không? Bán ở đâu?

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây