Bệnh trĩ là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Nếu như được phát hiện sớm thì chúng ta có thể dễ dàng điều trị bằng các loại thảo mộc tự nhiên hoặc những bài thuốc được lưu truyền trong dân gian từ xưa tới nay. Một trong những bài thuốc dân gian chữa trị bệnh trĩ hiệu quả đó là sử dụng Hoa hòe trị trĩ. Vậy Hoa hòe trị trĩ có tốt không? Hãy cùng Trixbye tham khảo bài viết dưới đây.
Giới thiệu về dược liệu hoa Hòe
Cây hoa Hòe còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: cây Hòe, hoa Hòe, Hòe hoa, Hòe Nhụy, Hòe mễ, Hòa Thực, Hòe giao, có tên gọi khoa học là Sophora japonica Linn, là loài cây thuộc họ Đậu. Trong y học cổ truyền thì nụ hoa và quả là phần được sử dụng để làm thuốc.
Hoa hòe là một loại dược liệu quý có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Thành phần trong cây hoa Hòe
- Nụ hoa Hoè khô chứa rutin, có thể đạt tới 34%, ngoài ra còn có sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C, bartholin.
- Quả của cây hoa Hòe có các thành phần như: 4% đến 11% Rutin, Genistein, Quercetin, Alcaloid, Cytisine.
- Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid, sophora biosid, kaempferol, glucosid C. Ngoài ra còn có 4.3% rutin.
- Hạt Hoè chứa 1,75% flavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số alkaloid, cytisine, N-methyl-cytosine, sophos carmin, martin. Ngoài ra còn có 8-24% chất béo và galactomannan.
Tác dụng chữa bệnh bằng cây hoa Hòe
Hoa Hòe là một loại thuốc quý trị được nhiều bệnh lý và các triệu chứng như:
- Hoa Hòe có tác dụng cầm máu, rút ngắn thời gian chảy máu, nếu sao thành than tác dụng càng tăng.
- Giúp làm tăng độ bền của thành mao mạch, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch và sự giãn tĩnh mạch, hồi phục sự đàn hồi của những mạch máu đã tổn thương.
- Tác dụng hạ mỡ trong máu: làm giảm cholesterol trong máu của ở cửa động mạch và trong máu của gan. Ngoài ra còn có tác dụng phòng trị đối với xơ mỡ động mạch ở người cao tuổi và cao huyết áp.
- Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch: thành phần hoạt chất oxymatrine trong hòe hoa có chức năng bảo vệ, cải thiện chức năng của tim.
- Có tác dụng chống sưng viêm tốt ở bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.
- Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản. Tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt ổ loét của bao tử do thắt môn vị của chuột.
- Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỷ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều chí tử.
- Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm: đối với tổn thương độ 3 càng rõ, đối với độ 1 và 2 cũng có tác dụng.
- Tác dụng chống tiêu chảy: nước Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.
Tác dụng của dược liệu hoa Hòe trong trị bệnh trĩ
Hoa hòe có nhiều công dụng trị bệnh hiệu quả đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Trong đó phải kể đến những thành phần chính đặc biệt như: hàm lượng cao Rutin và các thành phần Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid chúng có tác dụng tốt với bệnh nhân mắc bệnh trĩ như:
- Tác dụng cầm máu trong các trường hợp trĩ ra máu, đi ngoài ra máu, nếu sao thành than thì tác dụng càng tăng.
- Làm tăng độ bền của thành mao mạch và giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch, giảm sự giãn tĩnh mạch quá mức ở hậu môn, trực tràng là nguyên nhân gây ra trĩ.
- Giảm đau, chống viêm, chống loét, tránh cho vùng hậu môn và búi trĩ không bị viêm nhiễm.
- Tránh sa búi trĩ.
- Ngăn ngừa táo bón, giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt và đi cầu dễ dàng hơn.
Xem thêm: Công Trĩ Vương có tốt không hay chỉ là lừa đảo? Giá bán? Mua ở đâu?
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà bằng hoa hòe
Để đẩy lùi bệnh trĩ bằng cây hoa Hòe, mời bạn tham khảo 1 số cách dưới đây:
Cách 1: Rửa hậu môn bằng hoa Hòe
Công dụng: Cách làm này giúp cho cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tăng tuần hoàn máu, dùng để chữa trĩ sa ra ngoài, giảm sưng đau, ngứa rát vùng hậu môn.
Chuẩn bị: 60 gram hoa Hòe
Cách tiến hành:
- Hoa hòe 60 gram sắc kỹ lấy nước.
- Chia lượng nước thành 3 phần, 2/3 dùng để uống, 1/3 dùng để rửa hậu môn, mỗi ngày 1 lần.
Cách 2: Thịt lợn hầm hoa Hòe
Công dụng: Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt chỉ huyết, trị các chứng đi ngoài ra máu, trĩ ra máu.
Chuẩn bị: 50 gram hoa hoè tươi, 120 gram thịt lợn nạc, gia vị vừa đủ.
Cách tiến hành:
- Rửa sạch các nguyên liệu, thịt lợn sau khi rửa sạch thì thái miếng, ướp gia vị.
- Hoa Hòe và thịt lợn đã ướp bỏ vào nồi đem hầm nhừ.
- Chia món ăn để ăn vài lần trong ngày.
Cách 3: Thịt gà xào hoa Hòe
Công dụng: Món ăn này có tác dụng bổ âm ích khí, thanh nhiệt chỉ huyết, giúp trị chứng xuất huyết do bệnh trĩ, tăng huyết áp, đau mắt đỏ.
Chuẩn bị: 250 gram hoa hoè tươi, 150 gram thịt gà, 25g cà chua, 25g tỏi, lòng trắng trứng gà 1 quả, bột mì, rau mùi, dấm, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
Cách tiến hành:
- Hoa Hoè rửa sạch, chần qua nước sôi, để cho ráo nước.
- Thịt gà rút xương loại bỏ gân, thái chỉ rồi đem ướp với gia vị lòng trắng trứng và bột mì.
- Rau thơm rửa sạch thái nhỏ, cà chua thái chỉ.
- Cho dầu vào chảo chờ đến khi nóng già thì thêm thịt gà và hoa Hòe vào đảo đều tay. Khi gà gần chín thì cho cà chua và rau thơm vào, đảo thêm 1 chút rồi tắt bếp.
- Dùng khi món ăn còn nóng.
Cách 4: Hoa kinh giới và hoa hòe
Công dụng: Cách làm này giúp thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, dùng cho bệnh nhân bị sa búi trĩ, trĩ viêm loét chảy máu.
Chuẩn bị: 50 gram hoa Hòe, 50 gram hoa kinh giới.
Cách tiến hành:
- Hoa Hòe và Hoa kinh giới đem sấy khô, tán thành bột nhuyễn.
- Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 gram, kèm với nước cơm hoặc nước cháo.
Cách 5: Trứng rán hoa hòe
Công dụng: Món ăn này giúp lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết, bổ âm, nhuận tràng, sử dụng cho người bệnh bị trĩ ra máu, đi ngoài ra máu.
Chuẩn bị: 250 gam hoa hòe, 20 gram thịt hun khói, 3 quả trứng gà, đậu Hà Lan luộc chín, mỡ lợn, hành củ, gia vị vừa đủ.
Cách tiến hành:
- Hoa Hòe rửa sạch rồi trần qua nước sôi, để cho ráo nước.
- Thịt xông khói thái thành miếng nhỏ, trứng gà đập ra bát.
- Cho tất cả nguyên liệu vào trộn đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Cho dầu vào chảo, chờ dầu nóng già, phi thơm hành rồi cho hỗn hợp trên vào rán chín.
- Dùng món ăn khi còn nóng để đỡ bị tanh.
Cách 6: Xông hơi và ngâm rửa hậu môn bằng hoa Hòe và các loại thảo dược khác.
Chuẩn bị: Hoa hòe, chỉ xác, ngài cứu, phèn.
Cách tiến hành:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, cho nước vào ngập các nguyên liệu trên. Dùng lá chuối tươi bịt miệng nồi, mở lửa vừa nhỏ và đun sôi trong 10 phút thì bắc nồi xuống.
- Sau khi bắc nồi xuống, chọc 1 lỗ nhỏ trên tấm lá chuối cho hơi thoát ra rồi xông nhẹ vào vùng bị trĩ. Hoặc bạn có thể đổ nước ra chậu nhỏ đã được rửa sạch rồi tiến hành xông.
- Ngồi lên chậu để xông hơi lên vùng trĩ. Xông đến khi thấy không còn hơi bốc lên thì ngâm rửa các búi trĩ bằng nước này.
Lưu ý: Trước khi xông cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học điều độ để đạt được hiệu quả chữa trĩ tốt nhất.
Đối tượng thích hợp điều trị trĩ bằng hoa hòe
Mặc dù Hoa Hòe chữa trị trĩ khá hiệu quả nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được phương pháp này. Như vậy trước khi sử dụng hoa Hòe để trị trĩ, người bệnh cần lưu ý những trường hợp thích hợp để điều trị trĩ bằng hoa Hòe như:
- Người mắc bệnh trĩ thời kỳ đầu với các triệu chứng nhẹ.
- Người mắc bệnh trĩ cấp độ 1, 2.
Những chú ý khi chữa trĩ bằng hoa hòe
Người bệnh khi sử dụng hoa Hòe để trị trĩ cần lưu ý một số trường hợp sau:
- Bệnh nhân mắc bệnh trĩ như: trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Do hoa Hòe có tính hàn nên những người có tỳ vị yếu, lạnh với các biểu hiện như: ăn uống khó tiêu, hay trung tiện, đôi khi kèm theo tiêu chảy, người bị thiếu máu không nên dùng, nếu cần dùng thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và phối hợp cùng các dược liệu khác có tính nhiệt.
- Vì là dược liệu thiên nhiên nên cần có thời gian để phát huy tác dụng, người bệnh nên kiên trì sử dụng và phối hợp với các loại thuốc đặc trị khác.
- Với trường hợp đau nặng, niêm mạc hậu môn bị chảy dịch, chảy mủ, chảy máu kèm mủ cần đến ngay các cơ sở ý tế để thăm khám, không tự ý sử dụng hoa Hòe.
- Hoa hòe có thể tương tác với một số loại thuốc Tây hoặc bất cứ loại thảo dược hay thực phẩm bạn sử dụng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng biện pháp chữa bệnh này.
- Người bị huyết áp thấp khi sử dụng hoa Hòe để trị trĩ có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như choáng, nhức đầu, chóng mặt.
khoa học ứng dụng hoạt chất Rutin trong hoa hòe để trị bệnh trĩ.
Theo Y học hiện đại, trong hoa Hòe có hàm lượng rutin cao. Rutin là một loại vitamin P và là dạng glycosid chính của quercetin, là loại flavonoid dồi dào có nhiều tác dụng nổi bật, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Theo dược lý hiện đại rutin là một hoạt chất có rất nhiều công dụng đặc biệt thích hợp với người bị bệnh trĩ như:
Tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, tăng tính bền của mao mạch, tăng cường mạch máu và có tác dụng cầm máu nhanh.
Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, Rutin ức chế sự di chuyển bạch cầu tới ổ viêm hoặc có tác dụng kích thích tuyến thượng thận tiết Adrenalin đồng thời chống các yếu tố gây ra viêm nhiễm.
Giúp tăng sự bền vững của các tế bào hồng cầu, hạ thấp trương lực cơ nhẵn, chống co thắt, tránh tình trạng co giãn tĩnh mạch Trĩ nên sẽ giảm được tình trạng sa búi trĩ
Ngoài ra Rutin còn dùng để phòng chống những biến cố của xơ vữa động mạch, các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, xuất huyết như ho ra máu, đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, viêm võng mạc có xuất huyết, chảy máu đáy mắt.
Công dụng của Rutin đối với các bệnh lý về giãn tĩnh mạch đặc biệt là bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy ngày nay có rất nhiều loại thuốc tây và các loại thực phẩm chức năng được ứng dụng các hoạt chất của Rutin để điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Tham khảo: Thuốc Tán Trĩ Vương Nano có tốt không? Giá bán? Mua ở đâu
Phản hồi từ người chữa bệnh trĩ bằng hoa Hòe
Chị Thùy Linh – 28 tuổi: “Mình là dân văn phòng, ngồi làm việc mỗi ngày khoảng 8 tiếng đồng hồ. Cách đây khoảng gần 2 tháng nay mình phát hiện mình bị bệnh trĩ. Được chị đồng nghiệp mách cho sử dụng hoa hòe để trị bệnh trĩ, mình đã áp dụng phương pháp rửa hậu môn bằng hoa Hòe và cảm thấy tình trạng trĩ của mình giảm hẳn, không còn cảm thấy đau rát và ngứa ngáy khi đi cầu nữa.”
Chú Lê Tuấn – 40 tuổi chia sẻ: “Chú bị bệnh trĩ giai đoạn 2 có đi khám và uống thuốc điều trị. Được bạn chú giới thiệu cho biện pháp chữa bệnh trĩ bằng hoa Hòe bằng phương pháp xông hơi và ngâm rửa. Đến nay bệnh trĩ của chú đã tiến triển hơn hẳn.”
Cô Phương Lan – 38 tuổi: “Gần đây cô hay bị đi đại tiện ra máu kèm theo các triệu chứng đau rát và ngứa ngáy vùng hậu môn, 1 thời gian thì cô phát hiện mình bị trĩ ngoại khoảng bằng 1 hạt đậu. Cô sử dụng hoa hòe để rửa hậu môn vào buổi tối hằng ngày và sử dụng các món ăn với nguyên liệu hoa hòe 1 tuần 3-4 lần. Cô cảm thấy đỡ hẳn đi đại tiện không còn ra máu và cũng không còn cảm giác đau rát, ngứa ngáy hậu môn sau khi đi đại tiện nữa.”